Thể hiện “sự tự tin” dù còn thiếu sót sẽ hiệu quả hơn trong công việc?

Hiện nay, tại các công ty, kỹ năng tuyệt đối không thể thiếu khi làm việc là “Báo cáo-Liên lạc-Thảo luận”. Trong bối cảnh của Báo cáo-Liên lạc-Thảo luận, có một bí quyết rất nhỏ giúp công việc tiến triển thuận lợi hơn.

luôn chuẩn bị đầy đủ và tự tin vào bản thân trong công việc

Trước khi Báo cáo-Liên lạc-Thảo luận, bạn đã bao giờ đưa ra những lý do để biện hộ như “Xin lỗi, tôi vẫn chưa chuẩn bị được kỹ càng” hay “Mặc dù tôi không thể trình bày trôi chảy, nhưng…” chưa?

Trên thực tế, những lời bào chữa này đa phần sẽ gây ra tác dụng ngược với những gì bạn mong muốn. Nếu như bạn đang sử dụng những cách nói này trong vô thức thì tốt nhất bạn nên dừng lại.

Bản thân tôi từng có trải nghiệm như sau: tôi thử gửi e-mail cho hai nhóm người khác nhau với nội dung giống nhau, chỉ khác ở câu mở đầu. E-mail gửi tới nhóm A ghi “Mặc dù những gì tôi sắp trình bày có thể chưa đủ” và nhóm B ghi “Những điều tôi sắp trình bày dưới đây là kết quả của việc tổng hợp rất cẩn thận và đầy đủ”. Phản hồi tôi nhận được cũng hoàn toàn khác nhau.

Ở nhóm A, tôi nhận được lời nhận xét mang tính tiêu cực như “Cậu hãy suy nghĩ cho kỹ càng hơn nữa rồi hãy mang đến đây” hay “Chỗ này và chỗ này chưa được”. Ngược lại, tôi nhận được phản hồi mang tính tích cực từ nhóm B như “Cậu làm rất tốt đấy”, “Nếu làm như cậu đã trình bày thì có lẽ kết quả sẽ tốt hơn.” (Tôi xin nhấn mạnh rằng nội dung e-mail tôi viết là hoàn toàn giống nhau.)

Nhân tố chính dẫn tới sự khác biệt ở hai nhóm này không gì khác ngoài “định kiến” tồn tại trong mỗi chúng ta. Trong ngành tâm lý học, người ta gọi đó là “hiệu ứng kích hoạt”.

Trong ngành tâm lý học có một thí nghiệm rất nổi tiếng về hai trường hợp: uống thuốc sau khi được nghe nhận xét “thuốc rất có hiệu quả” và trường hợp uống mà không biết đó là thuốc. Và đương nhiên, kết quả giữa hai nhóm người ở hai trường hợp là hoàn toàn khác nhau. Trong lĩnh vực kinh doanh cũng vậy, nếu ngay từ đầu bạn tự ám thị rằng “Mình đang rất tự tin” thì bạn sẽ nhận được phản ứng tích cực hơn từ phía đối phương.

Một khi bạn có được sự tự tin nhất định đối với bản thân, đương nhiên đối phương sẽ có phản hồi tích cực về hành động của bạn, đồng thời bạn có thể tự tạo ra động lực nội tại, thúc đẩy bản thân tiến về phía trước. Bên cạnh đó, bạn cũng tự tạo ra một “cơn gió ngược chiều”, bỏ qua những việc làm tốn công nhọc sức, lãng phí thời gian một cách vô ích.
Việc bạn có đạt được mục đích mong muốn hay không liên quan mật thiết tới sự tự tin của bạn.

NULL Không có dữ liệu