Trong quá trình làm việc, một trong những tình huống khó khăn nhất là phải thay đổi đột ngột phương hướng triển khai công việc theo yêu cầu của lãnh đạo hoặc khách hàng. Đặc biệt là khi quyết định thay đổi này diễn ra ngay trước thời hạn chót, khiến bạn trở tay không kịp, mọi gánh nặng sẽ đổ ập lên đầu bạn.
Tuy nhiên, có một phương pháp hiệu quả giúp bạn tránh khỏi bi kịch này. Đó là nhanh chóng thực hiện Báo cáo-Liên lạc-Thảo luận.
Hãy tự lập ra những mục cần kiểm tra, liên lạc với cấp trên hoặc khách hàng để họ cùng biết được những vấn đề mà bạn đang băn khoăn. Nếu có thể làm được việc này, bạn sẽ tránh được tình huống bi kịch kia.
Chẳng hạn, khi được yêu cầu lên kế hoạch cho một dự án mới, sau khi soạn thảo xong các đề mục của kế hoạch, hãy thảo luận với cấp trên hoặc khách hàng rằng: “Tôi làm kế hoạch theo trình tự như thế này đã được chưa ạ?”, “Kế hoạch tên là ‘Nghiên cứu trong tương lai’ liệu có ổn không ạ?”
Nếu làm được như vậy, bạn sẽ nhận được đánh giá xác nhận từ cấp trên hoặc khách hàng: “Thế này là được rồi. Hãy tiếp tục làm dựa theo phương hướng như vậy” hay “Chỗ này còn thiếu”, từ đó có thể tránh được việc phải đột ngột thay đổi phương hướng sau đó. Thậm chí, bạn còn có thể nhận được những thông tin giúp giảm thiểu gánh nặng soạn thảo kế hoạch như “Nếu là kế hoạch này thì hãy tham khảo ví dụ của năm trước”, “Hãy đi hỏi anh A, có thể anh ấy sẽ có thông tin giúp ích cho cậu.”
Trường hợp khi có vấn đề xảy ra cũng giống như vậy.
Nếu sau khi công việc đã tiến triển ở một mức độ nhất định mới Báo cáo-Liên lạc-Thảo luận thì mức độ nghiêm trọng sẽ tăng cao. Lúc này bạn mới bắt tay vào thay đổi thì đã chậm trễ. Bởi vậy, cần phải báo cáo nhanh nhất có thể. Điều này rất quan trọng. Nên nhớ rằng, những người làm được việc thường là những người hành động rất nhanh.
Nếu như bạn đã dự liệu và báo cáo vấn đề này từ trước đó thì khi vấn đề thực sự xảy ra, người tiếp nhận báo cáo cũng sẽ nhận thức được vấn đề trong thời gian ngắn nhất, từ đó có thể đưa ra chỉ thị hoặc phương án ứng phó kịp thời cho bạn.
Một doanh nhân nước ngoài từng phát biểu một câu mà tôi rất ấn tượng: “Tôi muốn nghe câu chuyện rắc rối vào hôm qua. Còn câu chuyện tốt để tuần sau cũng được.” Doanh nhân đó muốn nói rằng, càng là những thông tin xấu thì càng cần nhanh chóng báo cáo trước khi sự việc xấu thật sự xảy ra.
Hãy tự lập ra những mục cần kiểm tra, liên lạc với cấp trên hoặc khách hàng để họ cùng biết được những vấn đề mà bạn đang băn khoăn.
NULL Không có dữ liệu